Dầu nhờn có rất nhiều hãng sản xuất tại Việt Nam như Caltex, Mobil, Shell, Castrol, Total, Petrolimex… Nhưng chung quy trên bao bì đều có các ký hiệu như sau:
- Chỉ số SAE( Hội kỹ sư ôtô: Society of Automobile Engineers) là chỉ số cho biết độ nhớt, có hai loại chỉ số độ nhớt, đơn cấp và đa cấp:
+ Đơn cấp: Như SAE 30, SAE 40, SAE 50 là chỉ số độ nhớt của dầu máy khi nguội cũng như khi nóng là 30, 40, 50.
+ Độ nhớt đa cấp: Như SAE 15W40, SAE 20W50. Số 15 và 20 là chỉ số độ nhớt khi nguội máy. W ( Winter: mùa đông). 40,50 là độ nhớt khi chạy máy.
Ảnh minh họa: 15W-40 trên can dầu là chỉ số SAE độ nhớt đa cấp
- Chỉ số API ( Viện hóa dầu Mỹ: American Petroleum Institut) Cho biết dầu nhớt dùng cho từng loại động cơ và cấp chất lượng dầu nhờn.
+ Dầu nhờn dùng cho động cơ xăng: Có ký hiệu API SA, API SB, API SC, API SD, ….
+ Dầu nhờn dùng cho động cơ dầu: Có ký hiệu API CA, API CB, API CC, API CD, ….
+ Dầu nhờn đa dụng dùng chung cho động cơ xăng và dầu: Có ký hiệu API SA/CB, API SB/CC, API SC/CD, API SD/CE, ….
Ký tự có chử S là dùng cho động cơ xăng, C là dùng cho động cơ dầu, các ký tự sau chử S hoặc C như A,B,C,D…. theo thứ tự tăng dần của bảng chủ cái là cấp chất lượng dầu nhờn chử cái càng sau thì cấp chất lượng càng cao.
Trong dầu nhờn đa dụng vừa dùng cho xe xăng và cho xe dầu nếu chử S trước chử C thì
ưu tiên dùng cho xe xăng ví dụ API SG/CD. Ngược lại thì ưu tiên dùng cho xe dầu như API CF/SF.
Ảnh: SAE 20W-50 là chỉ số độ nhớt đa cấp, API SN là chỉ số cấp chất lượng dầu
- Nên chọn dầu nhớt như thế nào cho phù hợp?
Khi chọ mua dầu nhớt , lái xe và chủ phương tiện tuân thủ theo sách hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo về chỉ số SAE, API và thời gian thay dầu. Các hãng xe luôn khuyến khích khách hàng dùng dầu có đúng chỉ số SAE, nhưng API càng cao càng tốt. API càng cao tuổi thọ sử dụng động cơ càng lâu. Như vậy khi mua dầu máy không chỉ dựa vào tên gọi của dầu, mà cả dựa vào chỉ số SAE và API.
Nguyễn Thái Đông